Trang chủ Chung tay bảo tồn động vật hoang dã

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Chung tay bảo tồn động vật hoang dã

 

  1. Giới thiệu về chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề có tên chữ là “Thiên Sơn Tự” hay “Thiên Cổ tự” là một ngôi chùa cổ có lịch sử xây dựng lâu đời.

Sở dĩ gọi là “Bồ Đề” vì xa xưa trong làng có hai cây bồ đề cao, nổi bật giữa những làng quê ven sông Hồng, ngang đỉnh tháp chùa Báo Thiên ở trong Kinh thành Thăng Long ở bên kia sông. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.

 

  1. Các hoạt động đã thực hiện liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã

Bảo tồn động vật hoang dã rất phù hợp với nhà chùa, từ bi, hỉ xả, tình thương yêu các loài động vật và theo thuyết nhân quả.

Nhà chùa thường xuyên tổ chức các buổi Khóa lễ, Hồng phúc, làm hàng tháng, hàng năm. Trong các buổi giảng này, nhà chùa thường xuyên giảng giải để không giết hại chúng sinh, làm tổn thương vong linh, theo giáo lý nhà Phật gì sát sinh không tốt, muôn loài bình đẳng như nhau.

Phật tử ký cam kết bảo vệ động vật hoang dã tại chùa Bồ Đề, 2019

Phật tử ký cam kết bảo vệ động vật hoang dã tại chùa Bồ Đề, 2019

 

Nhà chùa thường xuyên đưa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã vào trong các buổi giảng, khóa lễ, khóa tu hàng tháng, tuần, năm của chùa. Đặc biệt chùa có nhiều phật tử là doanh nhân, quan chức đến viếng chùa và nói chuyện cùng thầy trụ trì Đàm Lan, trong những buổi nói chuyện đó, thầy thường xuyên đưa thông điệp không sử dụng động vật hoang dã vào trong buổi nói chuyện và giải thích tại sao không nên sử dụng động vật hoang dã theo giáo lý nhà Phật.

Phóng sinh là hoạt động thường xuyên vào Thứ 7 và Chủ nhật của chùa. Thầy Đàm Lan, trụ trì chùa rất trăn trở về điều này, vì nhiều khi các con vật người ta mang đến không phù hợp với môi trường. Những lúc như thế, thầy thường giải thích để cho người dân hiểu và tìm môi trường phù hợp với con vật mình phóng sinh để nó có cơ hội được sống. Chùa có cả bến phóng sinh. Nên các phật tử và những người đi chùa đến đây phóng sinh rất vì nhiều chùa tọa lạc cạnh sông Hồng, có bến đi xuống sông rất tiện. Nhà chùa cũng kết hợp với Chi cục Thủy sản của TP.Hà Nội làm bảng Hướng dẫn quy định về thả phóng sinh thủy sản và bảng này được treo ở chùa. Trong bảng hướng dẫn có ghi rõ cần thả giống cá gì, tình trạng cần khỏe mạnh, không bệnh tật, có xu hướng phát triển tốt trong nôi trường được thả. Trong Bảng hướng dẫn cũng có liệt kê các loài thủy sản không được thả phóng sinh như các loài ngoại lai xâm hại như rùa tai đỏ, tôm càng đỏ, cá tỳ bà, ốc bươu vàng. Và một số loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại như cá Hổ, trê phi, rô phi đen, tôm hùm nước ngọt. Trong bảng hướng dẫn cũng có thông tin về việc xử lý vi phạm khi thả phóng sinh thủy sản, có thể phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

Hướng dẫn quy định về thả phóng sinh thủy sản treo tại chùa Bồ Đề (theo hướng dẫn của Chi cục Thủy sản TP Hà Nội)

Hướng dẫn quy định về thả phóng sinh thủy sản treo tại chùa Bồ Đề (theo hướng dẫn của Chi cục Thủy sản TP Hà Nội)

 

Hình ảnh các sư thầy chùa Bồ Đề nuôi trẻ mồ côi

Hình ảnh các sư thầy chùa Bồ Đề nuôi trẻ mồ côi

 

Có một khó khăn là nhà chùa cần kinh phí để thực hiện các kế hoạch tuyên truyền và thiện nguyện. Nhà chùa cùng cần kinh phí để tổ chức các bữa ăn nho nhỏ hướng đến không sử dụng Đđộng vật hoang dã bằng cách tổ chức các bữa ăn chay, hướng đến sự phát triển bền vững và tốt cho sức khỏe.

  1. Kế hoạch hành động

Trong thời gian từ năm 2023-2025, Chùa Bồ Đề có thể thực hiện các hoạt động sau:

Tên hoạt động Thời gian

thực hiện

Kết quả

dự kiến

Đăng banner về bảo vệ động vật hoang dã trên website/fanpage của chùa Liên tục trong 2 năm Hình ảnh/thông điệp được đăng tải thường xuyên, đảm bảo tiếp cận được với khách truy cập website của chùa
Lồng ghép các nội dung về bảo tồn động vật hoang dã và thông điệp không tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trong bài giảng tại các Khóa Lễ, Lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản, Giỗ Tổ, Tuần rằm, các buổi cầu vong… những buổi này kéo dài hàng tiếng đồng hồ; vào khóa tu (trẻ em), tổ chức vào dịp hè hàng năm.

Có thể cân nhắc lồng ghép thêm vào các hoạt động dưới đây:

– Sự kiện chính của chùa Bồ Đề: đó là Lễ Trường Hạ (từ 16/4 – 16/7), các đoàn sư ghé tham chùa rất đông và giảng đạo chúng sinh, phật pháp… Hoạt động đã thu hút các phật tử và người dân đến viếng thăm và nghe giảng rất đông.

– Các buổi ngoại khóa của các trường học/các nhóm doanh nghiệp đến thăm mô hình nuôi trẻ mồ côi tại chùa. Trong các hoạt động đó, nhà chùa thường xuyên giảng cho các bé về đạo hiếu và bớt sử dụng điện thoại, máy tính và mạng Internet để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm hồn. Các buổi thăm của doanh nhân/công ty thì nhà chùa thường giảng về tình yêu thương gia đình, không sát hại chúng sinh và chia sẻ về Phật pháp… để có một cuộc sống an nhiên, tự tại.

– Vào ngày lễ lớn có thể lồng ghép để giảng bài (vì ngày lễ lớn, các Phật tử và dân chúng đến chùa rất đông)

Thực hiện khi có hoạt động phù hợp Đảm bảo 100% Phật tử và du khách tham gia hoạt động được tiếp cận đến các nội dung về bảo vệ động vật hoang dã
Khi có nguồn kinh phí có thể:

– Mở khóa tu có nội dung về động vật hoang dã: tu thiền, các sư thầy ở các chùa khác thiên về thiền nhiều, thường đến chùa Bồ đề để tu.

– Ăn chay: đây là hoạt động bị gián đoạn từ khi có covid, nay nhà chùa dự định sẽ mở lại, có thể lồng ghép thêm hoạt động về bảo vệ động vật hoang dã

– Có thể sáng tác tranh nhân quả hướng đến không sử dụng ĐVHD. Xây dựng các bộ tranh nhân quả đặt ở chùa, triển khai thành các pano lớn, có người hướng dẫn và giải thích về tranh nhân quả khi có các đoàn của doanh nghiệp, học sinh, sinh viên tới thăm chùa

– Lồng thông điệp bảo vệ động vật hoang dã vào các thẻ cầu, đặt tại bàn của chùa. Khi khách thập phương tới tham quan, cầu may mắn bình an cho mình, sẽ chỉ việc lựa chọn câu cầu phù hợp, ký tên và treo lên cành cây tại chùa. Đây cũng là một hình thức tuyên truyền hiệu quả và tác động về mặt tâm linh của khách tới tham quan chùa.

Thực hiện khi có nguồn kinh phí hỗ trợ trong một khoảng thời gian nhất định Tùy thuộc vào kết quả của việc huy động nguồn tài trợ và yêu cầu thực hiện
Có thể phối hợp với các chùa khác như Chùa Cự Linh (Thạch Bàn) để thực hiện các hoạt động có liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã như:

 

– Lồng ghép các hoạt động về bảo vệ động vật hoang dã vào Hội làng (có nơi gọi Hội chùa): đây là tục lệ của làng thường diễn ra vào dịp đầu năm, sau Tết Nguyên Đán khoảng 15 – 20 ngày. Hội làng thường diễn ra từ 3 – 5 ngày (tùy địa phương). Nơi diễn ra hội làng chủ yếu ở chùa. Trong ngày Hội chùa thường diễn ra các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, ném còn, nhảy lò cò… và các nghi lễ được diễn ra chủ yếu ở chùa. Có đội rước mặc bộ đồ tế, rước kiệu, làm lễ cảm tạ trời đất và chuyển từ mùa thu sang mùa xuân. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người làng xã, mang ý nghĩa cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt còn có ý nghĩ gắn kết cộng đồng, lãng xã ở thôn quê. Trong hội làng, nghi lễ quan trọng diễn ra ở chùa, sẽ có các buổi thỉnh giảng, cầu kinh. Những thông điệp về bảo tồn động vật hoang dã sẽ được lồng ghép trong các hoạt động này.

– Lồng ghép vào chuyến đi tham quan 4 chùa diễn ra định kỳ thàng năm. Mỗi tour lên tới mấy trăm người, chia ra nhiều xe, mỗi xe có 1 sư phụ trách. Trên đường di chuyển từ chùa này tới chùa khác, các sư sẽ tranh thủ giảng về đạo phật, về thuyết nhân quả để hướng tâm hồn con người tới sự bình yên, giải tỏa tham, sân, si và những áp lực trong cuộc sống. Tour gồm có các chùa: Chùa Cự Linh (Thạch Bàn) – Chùa Long Nai (Phù Bật, Hà Tây) – Chùa Cát Bi (Nam Tiến – Phú Xuyên, Hà nội) – Chùa Lạc Hoài (Thuận Thành, Bắc Ninh) Trong hoạt động này, du khách tham gia rất đông, nhà chùa tài trợ tiền xe, lễ nghi, còn tiền ăn uống thì khách tham quan tự chuẩn bị.

 

– Lồng ghép trong các hoạt động giáo hóa: mua hết các loại con người ta bán gần rừng (trên đường đi chùa Hương) để phóng sinh. Các con để phóng sinh đa phần gồm: cá, ba ba, rùa.

 

Thực hiện khi có nguồn kinh phí hỗ trợ trong một khoảng thời gian nhất định Tùy thuộc vào kết quả của việc huy động nguồn tài trợ và yêu cầu thực hiện